1. Trước khi xác nhận chia tay Yokohama FC, trong sự nghiệp Công Phượng lần lượt xuất ngoại tại Mito Hollyhock (Nhật Bản, 2016), Incheon Untied (Hàn Quốc, 2019), Sint-Truiden STVV (Bỉ, 2019)- một kỷ lục không dễ phá đối với cầu thủ Việt Nam.
Nếu như ở những lần đầu, chân sút trưởng thành từ lò đào tạo HAGL không phải nhận quá nhiều sự kỳ vọng, bởi tất cả được coi như bản hợp đồng thương mại nhiều hơn là vì chuyên môn.
Tuy nhiên, ở lần thứ 4 khi chuyển tới Yokohama FC thì khác, Công Phượng được đội bóng Nhật Bản ký hợp đồng tới 3 năm, cùng với đó là sự quyết tâm vô cùng lớn từ chân sút người xứ Nghệ.
Nhưng rốt cuộc, sau 2 năm nỗ lực những gì Công Phượng nhận về thực sự không hơn các chuyến đi trước, cho nên một lần nữa từ bỏ giấc mơ xuất ngoại của mình.
2. Không nói ra, nhưng trong số những tài năng do lò HAGL đào tạo có lẽ Công Phượng là cái tên được kỳ vọng bậc nhất trong việc giải cơn khát giấc mơ đưa cầu thủ Việt Nam ra nước ngoài chơi bóng của bầu Đức.
Điều này được khẳng định thông qua hàng loạt sự nỗ lực, mối quan hệ của bầu Đức nhằm đưa các cầu thủ từ học viện HAGL sang Nhật Bản, Bỉ, Hàn Quốc, Thái Lan… thi đấu nhiều năm qua.
Tuy nhiên, mọi nỗ lực của bầu Đức lần lượt thất bại với Tuấn Anh, Xuân Trường, Văn Toàn rồi tới Công Phượng, bởi tất cả gần như hiếm khi được thi đấu, kể cả sự lựa chọn ở tầm thấp (so với K-League, J-League) là Thai-League.
Tương lai thì chưa biết còn ai có thể giúp bầu Đức thoả giấc mơ đưa cầu thủ Việt xuất ngoại chơi bóng thành công hay không, nhưng ít nhất tới lúc này ông chủ HAGL thất bại toàn tập với nhóm “tinh anh” nhất từ lò đào tạo phố Núi.
3. Gần ¼ thế kỷ chuyển mình và khoác tấm áo chuyên nghiệp, nhưng tới lúc này bóng đá Việt Nam vẫn chưa chứng kiến một cầu thủ nam nào xuất ngoại thành công đủ để đáng nhớ.
Nếu thế hệ Huỳnh Đức đến Công Vinh không ghi dấu ấn có thể hiểu được, bởi bóng đá Việt Nam vẫn tranh tối tranh sáng thì việc lứa sau (trừ Văn Lâm) cũng nhận kết quả tương tự thực sự là khó nhằn.
Quang Hải, Văn Hậu, Công Phượng, Xuân Trường, Tuấn Anh, Văn Toàn… đều sở hữu điều kiện hơn hẳn so với lứa đàn anh, đàn chú, tuy nhiên rốt cuộc vẫn ra đi và trở về trong sự nhạt nhoà mới đáng buồn cho bóng đá Việt Nam.
Thế mới nói không chỉ riêng bầu Đức thất vọng, buồn mà cả người hâm mộ hay nền bóng đá Việt Nam cũng mang theo cảm giác tương tự.
Bầu Đức hẹn đua vô địch: HAGL trụ hạng có khi cũng khó?
HAGL mùa 2024/25 có lẽ tiếp tục chọn mục tiêu trụ hạng V-League thay vì đua vô địch như lời bầu Đức hứa hẹn trước đó, nhưng cũng chẳng dễ hoàn thành.
Bóng đá Việt Nam: Chuyện bầu Thắng, bầu Đức và hai chữ chuyên nghiệp
Hơn 20 năm khoác tấm áo chuyên nghiệp, nhưng tới lúc này bóng đá Việt Nam dường như mới có phần mác, bởi phần còn lại thực sự nghiệp dư và rất đáng buồn.
Danh sách tuyển Việt Nam: HLV Troussier loại Công Phượng
HLV Troussier rút gọn danh sách tuyển Viêt Nam trước ngày lên đường sang Indonesia, với 5 cái tên bị loại, trong đó có Công Phượng.