Tại sao Liverpool không thể giữ Virgil van Dijk, Mohamed Salah và Trent Alexander-Arnold?
Chi phí gia hạn hợp đồng với những mức lương mới của Virgil van Dijk, Mohamed Salah và Trent Alexander-Arnold có thể không phù hợp với chiến lược “moneyball” của FSG, chủ sở hữu của Liverpool. Và như thế, các anh đi…
Một thông điệp của hội CĐV đã được gửi đến BLĐ của Liverpool trước chiến thắng vào tháng 10 trước Brighton. “Dừng khai thác lòng trung thành”, thông điệp này dùng cho việc phản đối giá vé tăng. Giá vé tại Anfield đã tăng phi mã đến 873% kể từ năm 1992.
Lấy Liverpool làm ví dụ, FSA sử dụng phép tính lạm phát của Ngân hàng Anh để chỉ ra rằng một chiếc vé có giá 4 bảng vào năm 1990 phải có giá là 9,59 bảng vào năm 2024. Giá vé rẻ nhất tại Anfield hiện nay là 39 bảng, mặc dù vẫn thấp hơn nhiều đối thủ tại Premier League.
Mối liên hệ giữa việc tăng giá vé phá vỡ lạm phát và mức lương của các cầu thủ phá vỡ lạm phát khổng lồ không thu hút được ý định điều tra, và có thể hiểu được rằng, những cầu thủ xuất sắc nhất được coi là vô tội khi đòi hỏi phần thưởng tối đa cho đóng góp của họ.
Mức tăng giá vé 2% gần đây của Liverpool hầu như không ảnh hưởng đến quỹ lương. Liverpool đã kiếm được 80 triệu bảng từ doanh thu trong ngày thi đấu trong các báo cáo tài chính gần đây nhất, vì vậy mức tăng mới nhất sẽ giúp họ kiếm thêm 1,6 triệu bảng mỗi năm.
Đó là tiền lương một tháng của Salah khi anh ấy đang nhận tiền thưởng ngoài mức lương cố định. Liệu sự phiền phức và rủi ro làm mất lòng CĐV có đáng không? Chắc chắn là không. Lợi nhuận từ hợp đồng tài trợ tiếp theo có thể trang trải chi phí, vì vậy, về mặt thương mại, điều này cho thấy sự thiếu sáng tạo
Nhưng khi đánh giá lý do tại sao bất kỳ CLB nào, ngay cả một CLB có vị thế như Liverpool, lại do dự trước khi tăng “chi phí hành chính” lên 562 triệu bảng một năm, thì thật sai lầm khi tách biệt một khía cạnh trong ngân sách của CLB khỏi khía cạnh khác.
Một nghiên cứu năm 2021 do nhóm nghiên cứu châu Âu có tên Frontier Economics thực hiện cho thấy, mức lương của Premier League đã tăng 2.811% kể từ khi giải đấu được thành lập. Con số này sẽ còn tăng hơn nữa vào năm 2024.
Ngay khi doanh thu phát sóng của giải đấu tăng lên 6,7 tỷ bảng, mức lương 350.000 bảng/tuần cho những người có thu nhập cao nhất được coi là “mức giá hiện hành”, trong khi phí môi giới trên toàn Premier League đang tăng lên 400 triệu bảng/năm.
Các giám đốc điều hành CLB mong muốn kiểm soát tiền lương và một số muốn có mức trần tiền lương. Trong khi tình trạng hiện tại vẫn tiếp diễn, thì sự đảm bảo duy nhất cho mọi người ủng hộ là “chi phí hành chính” cuối cùng sẽ giảm xuống, thông qua giá vé hoặc đăng ký Sky, TNT và Amazon.
Nếu Liverpool tăng mức lương trần của những cầu thủ lớn tuổi nhất lên hơn 20 triệu bảng/năm trong khi cần gia hạn hợp đồng với những cầu thủ ở độ tuổi 20 theo giá trị thị trường, thì tiền sẽ đến từ đâu? Hay có lẽ đúng hơn, tác động lan tỏa sẽ là gì? Tiền đâu để xây dựng lại đội hình nếu những người “ngoài băm đột nhiên sa sút và không thể chơi hơn 60 trận/mùa?
Sự thật khó chấp nhận là trong khi Liverpool rõ ràng muốn giữ Salah, Van Dijk và Alexander-Arnold, họ lại không đủ khả năng để cung cấp cho cả ba ngôi sao sắp hết hợp đồng “bất cứ điều gì họ muốn” mà không đi chệch khỏi một kế hoạch tài chính thành công.
Những tiếng nói thận trọng sẽ cảnh báo về rủi ro trong việc kéo dài thời gian sử dụng hàng cận đát và hạn chế tiền đầu tư cho nhóm cầu thủ từ 20-26 tuổi. Hiện tại, ở độ tuổi 33 và 32, Van Dijk và Salah vẫn xuất sắc như mọi khi.
Bộ phận phân tích của Liverpool phải đánh giá rủi ro xem điều tương tự có đúng không khi họ gần 35 và 34 tuổi. Những người trên 32 tuổi trước đây đã gia hạn hợp đồng – đáng chú ý nhất là James Milner – đã làm như vậy với các điều khoản giảm lương thưởng và không đảm bảo suất đá chính.
Nhưng Salah và Van Dijk không phải là Milner. Về bản chất, sự vĩ đại bền bỉ của Salah và Van Dijk đã khiến các cuộc cân nhắc trở nên khó khăn hơn nhiều. Trong thế giới bóng đá thất thường, những điều hiển nhiên về mặt tài chính ngày nay lại là những sai lầm đắt giá của mùa giải tới.
Liverpool gần đây đã xuất sắc trong việc loại bỏ cảm xúc khỏi những quyết định quan trọng như vậy, ngay cả khi mọi cuộc thăm dò ý kiến đều cho thấy CLB có tỷ lệ đồng thuận 100% nếu họ công bố 3 hợp đồng mới trong tương lai gần. Nhưng tình thế tiến thoái lưỡng nan hiện tại của FSG vì lý do kinh tế không khó hiểu.
Báo cáo gần đây nhất của Liverpool cho thấy khoản lỗ trước thuế là 9 triệu bảng, mặc dù tổng doanh thu là 594 triệu bảng. Ngay cả khi cân nhắc đến hợp đồng phát sóng tiếp theo, có hiệu lực vào đầu mùa 2025/26, CLB sẽ không duy trì đội hình xuất phát toàn cầu thủ hưởng lương cao như ở Real Madrid, MU và Man City.
Đó là lý do tại sao CLB luôn nỗ lực duy trì sự cân bằng lành mạnh giữa những siêu sao đã thành danh được trả lương cao và những người có hợp đồng tăng dần. Điều này đã gây ra một cuộc tranh luận dai dẳng của NHM – thường là trên phương tiện truyền thông xã hội – bởi vì có những người coi tham vọng là chi tiêu.
Họ tin rằng CLB nên thúc đẩy các quy tắc về lợi nhuận và tính bền vững lên cùng giới hạn như những CLB khác, một số CLB dường như vẫn còn lầm tưởng rằng tiền lương và phí chuyển nhượng được tài trợ bởi tài sản cá nhân của chủ sở hữu chính và tất cả đều có thể được giải quyết bằng cách ký séc theo ý thích.
Vào ngày mua CLB – năm 2011 – FSG đã tuyên bố rằng, họ sẽ không bao giờ cố tình chi tiêu quá mức và tuyên bố rằng, đã qua những ngày tháng mà cầu thủ được trao những hợp đồng dài hạn, tốn kém khi đã qua thời đỉnh cao. Hợp đồng 4 năm trị giá 4,8 triệu bảng cho một mùa của Joe Cole vào năm 2010 được coi là ví dụ lớn nhất về sự lãng phí.
Cuộc tranh luận về việc liệu Liverpool có cần một chiến lược khác trong kỷ nguyên các CLB được quỹ đầu tư quốc gia tài trợ luôn diễn ra sau một mùa giải tồi tệ, nhưng bất chấp mọi lời chỉ trích, CLB vẫn tiếp tục cạnh tranh để giành được những danh hiệu cao quý theo cách “moneyball”.
Ngay cả ở giai đoạn này, có vẻ như không thể tưởng tượng được rằng Liverpool sẽ sắp xếp hàng rào danh dự cho cả 3 công thần ở trận cuối cùng tại Anfield trong mùa giải này. Bộ ba huyền thoại đã giúp Liverpool lên đỉnh Premier League và Champions League, còn Arne Slot sẽ bước vào mùa 2025/26 đầy thảm hoạ.
Ví dụ, Liverpool đã chờ đợi 20 năm để có được một trung vệ đẳng cấp như Van Dijk. Sẽ cần một tâm thư của John W Henry để giải thích lý do việc để đội trưởng ra đi trong khi vẫn chơi tốt như bất kỳ hậu vệ nào ở châu Âu, và ảnh hưởng tích cực của anh tới các hậu vệ trẻ Ibrahima Konate và Jarell Quansah là vô cùng lớn.
Để có một giải pháp, phải có sự thỏa hiệp. Một giai đoạn đàm phán bên miệng vực đã diễn ra kể từ mùa hè 2023, khi Salah, Van Dijk và Alexander-Arnold, 26 tuổi, thỉnh thoảng gửi những tin nhắn khiến họ có vẻ muốn ở lại và CLB sẽ nhận ra cái giá phải trả quá lớn do sự ra đi của họ để lại.